Đồng hành cùng giá trị cộng hưởng

Thép hình

Trang chủ Sản phẩm Thép hình

Cừ thép

Tiêu chuẩn JIS, KS, Q
Kích thước thông dụng 400 x 125 x 13.0 (weight : 60kg/m)
400 x 170 x 15.5 (weight : 76.1kg/m)
Chiều dài 6000 - 18000mm
Đổi đơn vị

Thông tin chung

1. Giới thiệu công dụng của cọc cừ thép

Ngày nay, trong lĩnh vực xây dựng, Cọc Cừ Thép (các tên gọi khác là cừ thép, cừ Larssen, cọc bản, thuật ngữ tiếng anh gọi là Steel Sheet Pile)

Cọc Cừ Thép được sản xuất với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau với các đặc tính về khả năng chịu lực ngày càng được cải thiện. Ngoài dạng cừ chữ U, Z thông thường còn có loại mặt cắt ngang Omega (W), dạng tấm phẳng (Straight Web) cho các kết cấu tường chắn tròn khép kín, dạng hộp (box pile) được cấu thành bởi 2 cọc U hoặc 4 cọc Z hàn với nhau.

Tùy theo mức độ tải trọng tác dụng mà tường chắn có thể chỉ dùng cọc ván thép hoặc kết hợp sử dụng cọc cừ thép với cọc ống thép (Steel Pipe Pile) hoặc cọc thép hình H (King Pile) nhằm tăng khả năng chịu mômen uốn.

Về kích thước, Cọc Cừ Thép có bề rộng bản từ 400mm đến 750mm. Sử dụng cọc có bề rộng bản lớn thường đem lại hiệu quả kinh tế hơn so với cọc có bề rộng bản nhỏ vì cần ít số lượng cọc hơn nếu tính trên cùng một độ dài tường chắn. Hơn nữa, việc giảm số cọc sử dụng cũng có nghĩa là tiết kiệm thời gian và chi phí cho khâu hạ cọc, đồng thời làm giảm lượng nước ngầm chảy qua các rãnh khóa của cọc.

Chiều dài cọc ván thép có thể được chế tạo lên đến 30m tại xưởng, tuy nhiên chiều dài thực tế của cọc thường được quyết định bởi điều kiện vận chuyển (thông thường từ 9 đến 15m), riêng cọc dạng hộp gia công ngay tại công trường có thể lên đến 72m.

*Một số ưu điểm nổi bật của cọc ván thép như sau:
 - Khả năng chịu ứng suất động khá cao (cả trong quá trình thi công lẫn trong quá trình sử dụng).
 - Khả năng chịu lực lớn trong khi trọng lượng khá bé.
 - Cọc ván thép có thể nối dễ dàng bằng mối nối hàn hoặc bulông nhằm gia tăng chiều dài.
 - Cọc ván thép có thể sử dụng nhiều lần, do đó có hiệu quả về mặt kinh tế.

*Nhược điểm của cọc ván thép là tính bị ăn mòn trong môi trường làm việc (khi sử dụng cọc ván thép trong các công trình vĩnh cửu). Tuy nhiên nhược điểm này hiện nay hoàn toàn có thể khắc phục bằng các phương pháp bảo vệ như sơn phủ chống ăn mòn, mạ kẽm, chống ăn mòn điện hóa hoặc có thể sử dụng loại cọc ván thép được chế tạo từ loại thép đặc biệt có tính chống ăn mòn cao.

Với khả năng chịu tải trọng động cao, dễ thấy cọc ván thép rất phù hợp cho các công trình cảng, cầu tàu, đê đập, ngoài áp lực đất còn chịu lực tác dụng của sóng biển cũng như lực va đập của tàu thuyền khi cặp mạn. Bên cạnh công trình cảng, nhiều công trình bờ kè, kênh mương, cải tạo dòng chảy cũng sử dụng cọc ván thép do tính tiện dụng, thời gian thi công nhanh, độ bền chịu lực tốt.


Với các công trình đường bộ, hầm giao thông đi qua một số địa hình đồi dốc phức tạp hay men theo bờ sông thì việc sử dụng cọc ván thép để ổn định mái dốc hay làm bờ bao cũng tỏ ra khá hiệu quả.

Trong các công trình dân dụng, cọc ván thép cũng có thể được sử dụng để làm tường tầng hầm trong nhà nhiều tầng hoặc trong các bãi đỗ xe ngầm thay cho tường bê tông cốt thép. Khi đó, tương tự như phương pháp thi công topdown, chính cọc ván thép sẽ được hạ xuống trước hết để làm tường vây chắn đất phục vụ thi công hố đào. Bản thân cọc ván thép sẽ được hàn thép chờ ở mặt trong để có thể bám dính chắc chắn với bê tông của các dầm biên được đổ sau này. Trên các rãnh khóa giữa các cọc ván thép sẽ được chèn bitum để ngăn nước chảy vào tầng hầm hoặc có thể dùng đường hàn liên tục để ngăn nước (trong trường hợp này nên dùng cọc bản rộng để hạn chế số lượng các rãnh khóa).

Nói chung, lĩnh vực mà Cọc Cừ Thép được sử dụng nhiều nhất đó là làm tường vây chắn đất hoặc nước khi thi công các hố đào tạm thời. Ngoài ra còn được sử dụng khắp: trong thi công tầng hầm nhà dân dụng, nhà công nghiệp, thi công móng mố trụ cầu, hệ thống cấp thoát nước ngầm, trạm bơm, bể chứa, kết cấu hạ tầng, thi công van điều áp kênh mương,…tùy theo độ sâu của hố đào cũng như áp lực ngang của đất và nước mà Cọc Cừ Thép có thể đứng độc lậphay kết hợp với một hoặc nhiều hệ giằng thép hình.

2. Quy cách Cừ Thép thông dụng - loại U

Chủng loại

Kích thước

Một cọc

Một M ngang cọc vây

Chiều rộng hữu ích (mm)

Chiều cao hữu ích (mm)

Độ dày (mm)

Diện tích mặt cắt (cm2)

Momen quán tính (cm4)

Momen kháng uốn mặt cắt (cm3)

Khối lượng đơn vị (kg/m)

Diện tích mặt cắt(cm2)

Momen quán tính(cm4)

Momen kháng uốn mặt cắt(cm3)

Khối lượng đơn vị(kg/m)

FSP - I A

400

85

8.0

45.21

598

88.0

35.5

113.0

4500

529

88.8

FSP - II

400

100

10.5

61.18

1240

152

48.0

153.0

8740

874

120

FSP - III

400

125

13.0

76.42

2220

223

60.0

191.5

16800

1340

150

FSP - IV

400

170

15.5

96.99

4670

362

76.1

242.5

38600

2270

190

FSP - VL

500

200

24.3

133.8

7960

520

105

267.6

63000

3150

210

FSP - VIL

500

225

27.6

153.0

11400

680

120

306.0

86000

3820

240

NSP - IIw

600

130

10.3

78.70

2110

203

61.8

131.2

13000

1000

103

NSP -I IIw

600

180

13.4

103.9

5220

376

81.6

173.2

32400

1800

136

NSP - IVw

600

210

18.0

135.3

8630

539

106

225.5

56700

2700

177

Tính chất cơ lý

Phân loại

Mác thép

Tính chất cơ lý

Giới hạn chảy (N/mm2)

Độ bền kéo(N/mm2)

Độ giãn dài (%)

Yêu cầu va đập của vành chữ V [0Co] (J)

Cọc cừ hàn cán nóng theo JIS A 5523

SYW 295

295 min

490 min

17 min

43 min

SYW 390

390 min

540 min

15 min

43 min

Cọc cừ cán nóng theo JIS A 5528

SY 295

295 min

490 min

17 min

-

SY 390

390 min

540 min

15 min

-

(Trích nguồn: Catalogues Nippon tr.8 - 11)

Tính chất hóa học

Phân loại

Mác thép 

Thành phần hóa học (%)

Ceq. (%)

C

Si

Mn

P

S

N

Cọc cừ hàn cán nóng theo JIS A 5523

SYW 295

0.18 max

0.55 max

1.50 max

0.04 max

0.04 max

0.0060 max

0.44 max

SYW 390

0.18 max

0.55 max

1.50 max

0.04 max

0.04 max

0.0060 max

0.46 max

Cọc cừ cán nóng theo JIS A 5528

SY 295

-

-

-

0.04 max

0.04 max

-

-

SY 390

-

-

-

0.04 max

0.04 max

-

-

(Trích nguồn: Catalogues Nippon tr.8 - 11)